FANPAGE

Responsive Ads Here

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Bệnh Hysteria hay bệnh "thiếu hơi giai"

Ngày xửa ngày xưa, hồi nàng Bạch Tuyết vẫn còn trinh. Với làn da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như mun và cương vị công chúa nàng chỉ biết vờn hoa nghịch bướm trong vườn thượng uyển là vui, cuộc đời ấm no, tự do, hạnh phúc. 

Chuyện bị mụ phù thủy dì ghẻ ghen ghét vì nhan sắc, truy sát chỉ là thêm một trò cảm giác mạnh… còn cơ bản là nàng hạnh phúc. Tất nhiên, nàng sẽ nghĩ nàng hạnh phúc đứng thứ 2… chỉ sau mụ dì ghẻ.

Khi số vận run rủi và đen đủi, đẩy nàng vào vòng tay của bảy chú lùn, nàng vẫn thấy hạnh phúc, hạnh phúc vì ngồi vào ghế của một chú, ăn bằng đĩa của một chú, dùng ké dĩa của một chú… Và đương nhiên không biết rằng, tỷ lệ thuận với chiều cao của bảy chú lùn – “súng ống” của các chú chả đủ để gãi ngứa bên ngoài cái màng trinh của nàng. Cơ bản, nàng vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Đến một ngày nàng ngất lịm, mọi người đổ tại cho quả táo của mụ phù thủy, và hàng ngàn năm nay ai cũng nghĩ nàng bị đầu độc. Nhưng sự thật, chưa chắc đã như câu chuyện cổ tích kể lại.

Năm 1893 Sigmund Freud (ông tổ của ngành tâm lý học hiện đại) đã định nghĩa được một loại bệnh là bệnh Hysteria. Loại bệnh hay được dân gian gọi nôm là bệnh “Thìn Đẹp”. Và bản chất, chính là bệnh của nàng Bạch Tuyết.

Bằng chứng rõ ràng nhất là khi nàng có hơi giai, mặc dù mới chỉ được một hoàng tử hôn (chứ chưa chén) nàng đã bàng hoàng tỉnh dậy và… định nghĩa lại Hạnh phúc.

Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tin rằng Hạnh phúc của nàng Bạch Tuyết mà tôi vừa chỉ là chuyện Lá Cải, chuyện Nàng Bạch Tuyết bạn đã từng nghe mới là…”chuẩn” . 

Nhưng cũng như tờ báo Daily Mail, tổ chức Quỹ Kinh tế mới (New Economics Foundation, NEF) là những thứ lá cải nhất của nước Anh, được những phóng viên cũng như một vài tờ báo Việt Nam (không biết có phải lá cải hay không) đăng lại – kể một câu chuyện cổ tích về “Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”. 

Chuyện kể rằng:

Ngày xửa ngày xưa, Chỉ số Hành tinh hạnh phúc HPI dựa vào mối quan hệ giữa ba thông số là tuổi thọ, sự hài lòng cuộc sống (theo thu nhập dựa vào tổng sản phẩm quốc nội - GDP) và mức tiêu thụ tài nguyên theo dấu chân sinh thái (ecological footprint). Công thức tính HPI dựa theo GDP như sau:

HPI = f x {[(SAT + a) x LIFE] - p}/(FOOT + b)

Trong đó : 

- HPI là Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc;

- LIFE là giá trị về tuổi thọ (Life expectancy);

- SAT là mức độ thoả mãn về cuộc sống (Life satisfaction);

- FOOT là trị số dấu chân sinh thái (Footprint).

- f, p, a và b là các hằng số kinh nghiệm f = 0.60, p = 73.35, a = 2.93, b= 4.38.

( NEF không hề tiến hành một khảo sát thực tế nào ở Việt Nam, nhưng không hiểu vẽ đâu ra số liệu để đánh giá).



Phải chăng, những “nhà báo”, "tờ báo", “trang tin”, cũng như những người tin vào câu chuyện cổ tích “Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”, cũng đang mắc chứng Hysteria y như nàng Bạch Tuyết: hạnh phúc khi được sở hữu 7 cái trym nho nhỏ chỉ để làm cảnh của 7 chú lùn. Mãn nguyện với một chức danh tự phong kiểu như "Chủ tịch hội trym cảnh", mà không biết đến trên đời còn cần đọng lại những nụ hôn, và … phải sở hữu một cái trym “chất lượng” của chàng Hoàng Tử mới là Hạnh phúc đích thực.

P/S: Bệnh Hysteria hay bệnh "thiếu hơi giai" là thế nào thì tự Google search đi nhé. Đừng lười.

Ý THỨC là gì?

Giờ học môn Giáo dục Công dân, cô giáo hỏi các em học sinh:

Theo các em, Ý THỨC là gì?

- Một em gái dơ tay phát biểu:

Theo em, ý thức là cái xu chiêng ạ. Vì hôm trước em bắt chước mẹ em, mặc bộ đồ mặc nhà không mặc xu chiêng đi ra chợ, lúc cúi xuống mua nải chuối của một cô. Lúc em đi thấy cô ấy buột mồm “con gái con đứa vú to thế kia mà chả có ý thức gì cả”. 

- Một em khác phát biểu:

Theo em, ý thức là cái quần lót ạ. Hôm em đi vượt đèn đỏ nhanh quá, váy bị tốc lên, mấy chị đang dừng đèn đỏ đối diện chỉ trỏ “…chả có ý thức gì cả”. Mà rõ ràng hôm đấy em chỉ quên mỗi quần lót ở nhà bạn Việt lớp bên cạnh.


Cô giáo chợt hoang mang không hề nhẹ với luận điểm của chủ nghĩa duy vật: Vật chất quyết định ý thức, hay bộ phận sinh dục quyết định ý thức?

P/S: Ảnh diễn viên tham gia phim "Liên hoan" (hay Liên hoan phim gì đấy) chỉ mang tính minh họa vị trí của cái quần lót

"Nhất quỷ nhì ma"

Một ngày đẹp trời, Sư tử rủ chó sói và cáo đi săn: Chúng ta phải đoàn kết, tập hợp sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết của các loài thì mới kiếm được cái ăn.

Quả nhiên, với sức mạnh tập thể, buổi đi săn diễn ra thành công tốt đẹp với chiến lợi phẩm là một con hươu, một con dê và một con gà.

Chúng ngồi lại phân chia, Sư tử lên tiếng: Để dân chủ và công bằng, ta cho anh sói đứng ra chia phần.

Sói hí hửng lắm, nịnh nọt: 

Thưa Chúa sơn lâm, ngài sức khỏe vô song, chúa tể muôn loài nên ngài phải được phần to nhất là con hươu béo mẫm ạ. Em chỉ xin con dê, còn Cáo nhỏ bé yếu ớt phần cho con gà là được rồi ạ.

Trình bày xong, Sói hí hửng tưởng được Chúa sơn lâm khen. Bỗng Chúa sơn lâm lại nổi giận chồm lên tát chết chó Sói: Ta là chúa tể muôn loài mà con Sói ngu ngốc nhà mày chia thế à, sao gọi là công bằng cho được.

Nói đoạn, ngồi xuống vẫy Cáo, mày chia lại đi cho nó công bằng. 

Dạ, thưa Chúa sơn lâm, Cáo nói: Tôi dự kiến chia con gà là bữa điểm tâm sáng của ngài. Chia con Hươu vào bữa trưa của ngài, còn con Dê nhỏ hơn, nên chia vào bữa tối để giấc ngủ đêm của ngài dễ tiêu.

Sư tử lấy làm hài lòng lắm. Thế mới gọi là Cáo thông minh chứ. Thày của mày chắc phải giỏi lắm mới dạy cho mày giỏi như thế.

Thày của tôi ạ. Thực ra là ....con Sói đang nằm ở kia.



Và trong đời chúng ta, mọi người xung quanh, ai cũng có thể dạy cho ta khôn, thậm chí thường thì:

Cay đắng trường đời nuôi ta lớn

Bạc tình khốn nạn dạy ta khôn

Nên nhân ngày nhà giáo Việt Nam, xin gửi đến mọi anh em bạn bè cũng như gửi đến kể cả những người mình đã block trong facebook lẫn ngoài đời lời chúc mừng và cảm ơn sâu sắc nhất . 

Vì những bài học giúp mình đã dần lớn khôn 

P/S: ảnh chỉ mang tính minh họa đám "nhất quỷ nhì ma"

Bình chọn những tác phẩm, tác giả xuất sắc nhất trong năm

Năm 2014 sắp khép lại, hiệp hội bạn đọc toàn quốc vừa có một chương trình bình chọn những tác phẩm-tác giả xuất sắc nhất trong năm. Dự kiến có một số tác phẩm được lọt vào vòng chung kết. Kính mời quý độc giả bình chọn:

- “Làm Đĩ” – tuyển tập truyện ngắn hàng năm của một số cựu hoa hậu, người mẫu.

- “Chí Phèo”. Tản văn tập thể của Kenny Sang, Quân Kun, Bà Tưng.

- “Người ngựa – ngựa người” , chia sẻ của Cao Thùy Linh.

- “Đồng hào có ma” – tác giả Huỳnh thị Huyền Như, hiệu đính Vietinbank.

- “Bước đường cùng” – truyện dài kỳ của Hà Văn Thắm 

- “Bỉ vỏ” – bí kíp kinh doanh Lý Nhã Kỳ

- “Kiếp tu hành”. – tiểu thuyết viễn tưởng của sư thày Thích Ai Phone và Thích Đàm Lan đồng tác giả.

- "Bố già" - tiểu thuyết đầu tay của tác giả Minh Sâm

- “Tây Du Ký” – hồi ký trốn nã của Dương Chí Dũng.

- "Làm giàu không khó" - cẩm nang của hiệp hội bán hàng đa cấp. Thiên Ngọc Minh Uy và Herbalife hiệu đính. (Khuyến mại tặng kèm cuốn “Bộ luật tố tụng hình sự”.)


- “Sổ tay kỹ thuật bảo dưỡng và vận hành máy bay bà già” – Phi công Vũ Hoàng Việt.

- "Bí quyết để có bộ ngực săn chắc" – sổ tay sức khỏe Elly Trần 

- "Những phát ngôn làm thay đổi thế giới" – Ngọc Trinh 

- “Đỏ và Đen” – tạp văn của tác giả Hài VL

- “Trẻ con không được ăn thịt chó” - tài liệu hướng dẫn của Tổ Ngàn Lai về du lịch cáp treo động Sơn Đoòng.

Và hai tác phẩm mới ra đời gần đây nhất:

- “Tại sao chỉ có phím LIKE cao, LIKE, LIKE thấp mà không có phím DISLIKE trong Facebook” - chia sẻ của Mark Zuckerberg

- “Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành” - minh họa diễn viên hài Công Lý. 

P/S: ảnh chỉ mang tính minh họa tác phẩm "Bí quyết để có bộ ngực săn chắc"

"Quan phụ mẫu"

Ở thành thị, cứ 10 gia đình thì có đến 6-7 gia đình có nhu cầu thuê Ô sin. Cái tên văn hoa - "Ô sin" có từ những năm 84-85, hồi toàn dân chả có gì xem ngoài phim truyện dài tập trên tivi. Nhưng bản chất, nghề ô sin có từ ngàn xưa với định danh… đầy tớ hay còn gọi là ..”Đầy tớ của nhân dân”. (vì đương nhiên làm gì có đầy tớ của đầy tớ).

Trong gia đình, khi có ô sin, “Ông bà chủ” tuy bớt được một số việc lặt vặt nhưng hệ lụy của việc có một người lạ trong nhà thì không ai tránh khỏi.

Nhẹ thì không được ăn mặc thoải mái, đàn ông không được cởi trần quần đùi “lốp đặc”, đàn bà không được váy ngủ thả rông. Vợ chồng làm tình không được thỏa sức phê mà la hét. Mỗi khi “Ông bà chủ” vắng nhà thì ô sin tha hồ “vọc niêu tôm”, tụ tập chém gió với ô sin nhà khác, chuyện nốt ruồi mọc ở chỗ kín của mình thì bán kính 3 km xung quanh nhà đều biết, trẻ con trong nhà bị lây nhiễm từ văn hóa đến ngôn ngữ Ôsin. Đồ dùng lặt vặt kiểu cây kim sợi chỉ, chai dầu gội đầu, lọ mỹ phẩm vệ sinh vùng kín … đều kín đáo biến mất không tăm hơi.



Đã thế, hở ra là xin nghỉ vì những lý do giống hệt nhau, nhà có người ốm, có đám, có giỗ… lại còn đòi “tăng lương, giảm giờ làm”, y như “giai cấp công nhân tiên phong cách mạng” thời thế kỷ 18. Mặc dù mức lương trung bình của Osin chả khác gì mức lương…theo hệ số của "đầy tớ nhân dân" cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Vì mạng thông tin nội bộ của “liên đoàn Ô sin quốc gia” về tính cách của từng “ông bà chủ” còn viral nhanh nhạy hơn cả mạng xã hội LinkedIn thời thế kỷ 21. Tiếng là “Ông bà chủ” nhưng nhiều khi phải chiều ô sin hơn chiều vong, ý tứ hơn ý tứ với bố mẹ mình.

Nặng thì cọc tiền bị rút lõi, đồ trang sức, quần áo của mình bị âm thầm sang tên đổi chủ. Con cái bị ngược đãi, cơm cháo bị bón cho chó hoặc chậu cây cảnh nhà hàng xóm, chồng (hoặc vợ - nếu ô sin nam) bị vắt khô trên giường – thơm ngon đến giọt cuối cùng…và những chuyện thậm chí còn kinh khủng hơn thế.

Tuy nhiên, Ô sin hay … đầy tớ của nhân dân lại như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, gần như không thể tránh khỏi. Nên phải đặt ra những giải pháp, tiêu chuẩn để chung sống hòa thuận và nâng cao chất lượng …đầy tớ của nhân dân.

- Công tác tuyển dụng đầy tớ của nhân dân phải công khai, tuyệt đối tránh tình trạng hối lộ tiền hoặc tình (ý là …nộp tiền cho môi giới lao động hoặc có cô em họ mới ở quê ra).

- Làm checklist những công việc tuần tự phải làm của ô sin, tránh tình trạng ăn cắp thời gian tụ tập chém gió, hớt lẻo đưa chuyện.

- Thực hiện công tác thanh kiểm tra tư vụ (không phải công vụ) thường xuyên và đột xuất tránh tình trạng ăn vụng kịp chùi mép. (kiểu dắt xe ra cửa rồi đột ngột quay lại...  )

- Quản lý ngân sách chặt chẽ, tránh tình trạng đi chợ khai khống hoặc rút lõi ngân sách…gia đình.

- Các “ông bà chủ” tuyệt đối tránh ăn mặc hở hang trước mặt ô sin, hạn chế nảy sinh việc ô sin ghi vào phiếu đăng ký tạm trú tạm vắng “tình trạng quan hệ với chủ hộ: một tuần ba lần, trừ lúc đến tháng”.

Và điều kiện quan trọng nhất, thà gọi ô sin hay đầy tớ của nhân dân là… "quan phụ mẫu" sẽ chuẩn hơn. Vì chỉ có đầy tớ mới có thói tật ăn cắp thời gian, ăn cắp tiền của chủ, chứ một khi đã được gọi là …”quan”, chắc chắn vì tư cách và sỹ diện, “họ” cũng hạn chế “cỗ lợn lòng” đi khá nhiều. 

Thực ra, Tề Thiên Đại Thánh hay Bật Mã Ôn… tước thì nghe có vẻ khác nhau, nhưng bản chất cũng chỉ là thằng chăn ngựa thôi mà. 

“Cơ chế xin cho”

Ban đêm, Cảnh sát giao thông giơ gậy vẫy một chú lái xe.

- Tôi cảm thấy anh vừa uống rượu bia khi lái xe.

- Em lạy anh, em thề là không uống tí nào.

- Hôm nay thiết bị đo nồng độ cồn hỏng, vì vậy tôi hỏi anh một câu. Trả lời đúng tôi bỏ qua. Nếu anh chạy ban đêm, thấy phía trước có 2 đốm sáng. Đó có thể là cái gì? 
- Đương nhiên tôi sẽ phán đoán là ô tô.

- Thì đúng, nhưng ô tô gì, xe tải, xe khách, xe con, xe bán tải? Tịt hả. Tệ thật. Nhưng thôi, hỏi anh câu nữa. Nếu anh chạy đêm, thấy phía trước có 1 đốm sáng. Đó có thể là cái gì?

- Thì, có lẽ là xe máy…

- Rõ vậy, nhưng loại gì. Xe phân khối lớn, xe SH, wave, hay nhỡ bọn đi xe đạp lắp đèn thì sao? Tôi sẽ tạm giữ xe vì có khả năng anh đã uống rượu.


Lái xe ức quá.

- Này, đồng chí CSGT, tôi hỏi anh một câu được không?

- Tất nhiên.

- Bên lề đường có một em tóc vàng minijupe đến bẹn, áo cổ rộng lòi cả ti không mặc xu chiêng, tay vẫy xe đi qua. Đó là ai?

- Đương nhiên là “hàng” rồi, - CSGT không ăn mặc như thế khi vẫy xe, CSGT mỉm cười đắc thắng. – Còn ai vào đây nữa?

- Thì đúng là “hàng”. Nhưng chính xác là ai chứ: mẹ anh, vợ anh hay con gái anh?

Vầng, và thực ra, đa số chúng ta khi bị một ai đó mà mình “cảm thấy” có quyền lực hơn mình “bắt nạt”, việc đầu tiên là cứ phải lạy lục, xin xỏ cái đã, dù có thể lẽ phải thuộc về mình hoặc mình đang bị kẻ đó tìm cách lừa vào bẫy.

Một chú sinh viên mới ra trường bị lừa học và mua sản phẩm bán hàng đa cấp kiểu như Herbalife , biết bị lừa nhưng việc đầu tiên vẫn là lạy lục xin xỏ bọn lừa đảo trả lại tiền cho mình.

Một chú du khách bị thằng bán Iphone ở Simlim Square Singapore lừa mua đắt, việc đầu tiên là khóc lóc lạy lục xin xỏ xin thằng chủ cửa hàng trả lại tiền cho mình.

Phải chăng “cơ chế xin cho” trong môi trường gia đình từ bé, cho đến môi trường xã hội khi lớn làm cho số đông chúng ta quen với việc… lạy lục xin xỏ như một việc tất nhiên?

Vậy, có nhất thiết phải lạy lục xin xỏ người Việt chúng ta, xin đừng… lạy lục xin xỏ nữa, khi vừa vẫn bị lừa mất tiền, vừa mất tư cách, lại tự an ủi bản thân kiểu AQ… thôi thì đỡ mất thời gian và rắc rối.

Kiện chết kụ chúng nó đê… 

P/S: Không liên quan nhưng cách đo nồng độ cồn trong ảnh minh họa có vẻ phù hợp với "cơ chế xin cho" ra phết 

ốc mượn hồn

Có một loài mà dân dã hay gọi là “ốc mượn hồn". Thực ra nó là một cái vỏ ốc từng trôi dật dờ theo sóng biển, đến một ngày được một con tôm Hermit Crab chui vào làm tổ để sống. 

Loài tôm Hermit Crab có một đặc tính là biết tự cải tạo cái vỏ ốc sao cho tiện nghi hơn cho nó. Và theo thời gian, nó sẽ lại lựa một cái vỏ to hơn để phù hợp với độ lớn của mình.

Loài này có một đặc thù là sống theo bầy đàn rất đông, theo tập tính chia nhau những vỏ ốc chúng đang sống tùy theo độ to nhỏ, đôi khi chúng đánh nhau để tranh dành những cái vỏ ốc cả của con đang sống trong đó, lẫn những cái vỏ ốc “vô chủ”.


Là giống “cơ hội”, biết lấy nhà của kẻ khác làm nhà mình nhưng chúng lại được nhiều người ưa thích nuôi làm cảnh vì "ngoại hình" đẹp – Cặp càng đẹp, giáp xác đẹp, thân mềm rất ngon. Tuy nhiên, có lẽ nó cũng chung một đặc tính của loài tôm: CỨT LỘN LÊN ĐẦU.

Cũng như vậy, một số ngôi biệt thự một thời thuộc sở hữu nhà nước cũng dật dờ theo từng trang sổ địa bạ, đến một ngày được một vị “quan” nào đấy… như nguyên tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền chẳng hạn, để mắt, chuyển đến ở và… thanh lý theo nghị định 61/CP trở thành tài sản riêng...y như tập tính của loài tôm Hermit Crab.

Phải chăng, học thuyết tiến hóa của Darwin phải bổ sung thêm một mục… tôm Hermit Crab là tổ tiên của một số loại người, chứ không phải chỉ riêng loài khỉ? 
Để dân gian có thể dùng thêm cụm từ "Trò ốc mượn hồn", ngoài cụm từ "trò khỉ".

P/S:
I. Không phải tất cả những "Quan" được sử dụng nhà công vụ đều làm trò "Ốc mượn hồn" . Cách đây 20 năm, nhà báo Trương Thị Kim Dung đã có bài viết về tấm gương của gia đình cố Phó chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng khi trả lại ngôi biệt thự tại số 5 phố Thiền Quang, Hà Nội. Để tỏ lòng tôn trọng cả nhà báo và nhân vật, nội dung bài viết của bà được copy/paste y nguyên: 

Trong khi Hà Nội đang lên cơn “sốt đất, sốt nhà”, nhiều gia đình, cơ quan đã tranh thủ lấn chiếm, cơi nới thêm diện tích và buôn bán bất hợp pháp nhằm kiếm lợi thì bà Thục Trinh – vợ của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng lại tình nguyện trả biệt thự to đẹp (số 5 – Thiền Quang).

Điều ấy gây xôn xao dư luận. Ngạc nhiên xen lẫn tò mò, tôi đã đến gặp “người phụ nữ khác thường” để rõ thực hư.

Nghe nói bà là người đầu tiên ở Hà Nội trả biệt thự?

Đúng thế! Không chỉ là người đầu tiên trả mà còn là người đầu tiên đề đạt chuyện này từ hơn chục năm. Năm 1979, sau khi anh Nguyễn Lương Bằng mất, tôi viết thư gửi Tổng bí thư Lê Duẩn và Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ xin trả biệt thự để Nhà nước sử dụng.

Khoảng 20 ngày sau, các đồng chí lãnh đạo cao cấp đã trả lời: “Chị và các cháu cứ ở biệt thự như lúc anh Nguyễn Lương Bằng còn sống, yên tâm, đừng băn khoăn nghĩ ngợi gì nữa.

Vì những công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đối với sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước quyết định BIỆT THỰ SỐ 5 THIỀN QUANG LÀ NHÀ LƯU NIỆM NGUYỄN LƯƠNG BẰNG và phố Nam Đồng đổi tên thành phố Nguyễn Lương Bằng”.

Tôi rất cảm động vì sự quan tâm và đánh giá chí nghĩa chí tình đó nhưng một lần nữa tôi lại đề nghị Đảng, Nhà nước chấp nhận nguyện vọng của mẹ con chúng tôi: Không nên đặt tên đường phố Nguyễn Lương Bằng vì có thể làm cho bưu tá và mọi người tìm địa chỉ khó khăn hơn là giữ nguyên tên phố cũ. Còn nhà lưu niệm thì chỉ cần gắn bảng nhỏ trước cổng là được.
Vậy rồi ra sao ạ?

(Cười buồn). Không một yêu cầu nào của mẹ con chúng tôi được thực hiện.
Ưu tiên, đãi ngộ đó quá đáng chăng?

Bà Thục Trinh nghẹn ngào lau nước mắt khiến tôi vô cùng bàng hoàng, kính nể trước tâm hồn thanh khiết không tham danh vọng tiền tài.

Thưa bà, những chiến sĩ một lòng vì nước, vì dân như ông Nguyễn Lương Bằng được cấp phát nhà cửa đàng hoàng hơn cũng chưa xứng đáng nếu so với cống hiến của họ. Bà có thể cho biết lý do gì và suy nghĩ của mình về vấn đề trả biệt thự?

- Đất nước còn đang khó khăn, thiếu thốn, mỗi công dân phải có bổn phận gánh vác, chia sẻ. Biệt thự số 5 Thiền Quang cho nước ngoài thuê mỗi năm Nhà nước thu lãi hơn tỷ đồng. Số tiền đó có thể dùng vào việc xây dựng hoặc các chương trình nhân đạo khác.

Tôi nghĩ chồng tôi còn sống chắc cũng tán thành ý kiến trả biệt thự. Ông ấy vốn là người trung hậu, liêm khiết đến mức lý tưởng. Mẹ con chúng tôi suốt đời theo gương: “LÀM THÌ NHÌN LÊN, HƯỞNG THỤ THÌ NHÌN XUỐNG”, điều mà ông Nguyễn Lương Bằng thường tự nhủ.

Những kỷ niệm lại hiện về như nước lũ. Bà Thục Trinh kể:

- Những năm (1940 – 1944), khi nhận nhiệm vụ gây quỹ cho Đảng hoạt động, ông đã phải làm đủ nghề kể cả kéo xe mật mía từ Hà Đông ra Hà Nội bán được một món tiền, song hai người chỉ dám ăn 2 xu khoai, 1 xu nước uống. Nhờ sự giúp đỡ của quần chúng và tiết kiệm như thế mà trong một thời gian đã mua cho Đảng chín ngôi nhà (biệt thự số 5 Thiền Quang là một).

Biệt thự số 5 Thiền Quang phải nhờ ông bà chủ hiệu thuốc lào Giang Ký đứng tên trước bạ tránh sự theo dõi của mật thám Pháp. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông bà Giang Ký vẫn bám trụ tại Thủ đô giữ gìn nguyên vẹn tài sản ngôi nhà.
Hòa bình lập lại, ông bà Giang Ký đã mang toàn bộ tiền, biên lai thuê và giấy tờ trước bạ của biệt thự giao cho Đảng, Nhà nước. Hành động cao cả của ông bà Giang Ký thật đáng học tập. Họ đã sống thanh bạch như thế đấy.

Bà Thục Trinh trầm tư:

- Tôi mong sao những đóng góp của mọi công dân không bao giờ bị biến thành những trận bia xả láng, những tiệc tùng phù phiếm xa hoa hay chui vào túi riêng của bất cứ ai.

Nếu Đảng – Nhà nước xóa sạch tệ tham nhũng và có chính sách hợp lý đối với đời sống công dân thì tôi tin chắc nước ta sẽ thoát được những tình thế hiểm nghèo hiện nay, đưa cộng đồng tới tương lai phồn vinh, lấy lại lòng tin cho mọi người.

Tác giả bài báo - nhà báo Trương Thị Kim Dung tâm sự:

Nhân dân rất hoan nghênh việc trả biệt thự của gia đình cố Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng. Nhiều người ca ngợi, nhưng phải nói thật cũng có ý kiến cho là gàn dở: “Ở cho sướng, trả lại làm gì”. Cá nhân tôi thì vô cùng khâm phục vì đến nhà, tôi tận mắt thấy gia cảnh rất nghèo. Đồ đạc trong nhà đều cũ kỹ, chẳng có một thứ gì đáng giá.

Bác gái giữ tôi lại ăn trưa, cơm rau muối, rất đạm bạc. Người sống liêm khiết cũng có cái khổ. Cô con gái út tốt nghiệp ĐH Ngoại giao 2 năm rồi nhưng vẫn chưa xin được công ăn việc làm. Hai mẹ con phải sống bằng lương hưu khá eo hẹp của bác gái.

Thế nhưng bác vẫn nhận thức rằng “đất nước còn đang khó khăn, mỗi công dân phải có bổn phận gánh vác, chia sẻ. Biệt thự này cho thuê, mỗi năm Nhà nước có thể thu về hàng tỷ đồng...”. Và quan trọng hơn là tất cả các thành viên của gia đình đều thống nhất như thế.

Bác Trinh nói đại ý: Ngày xưa đi làm cách mạng, có tính toán gì với Nhà nước đâu. Nay ông nhà tôi không làm việc nữa thì tôi trả lại nhà cho Nhà nước. MONG RẰNG NHỮNG NGƯỜI VÌ VIỆC CÔNG ĐẾN ĐÂY Ở, SAU NÀY RỜI KHỎI CHỨC VỤ THÌ TIẾP TỤC TRẢ LẠI NHÀ NÀY CHO NGƯỜI KHÁC SỬ DỤNG. 

II. Biệt thự số 5 phố Thiền Quang ngày nay hiện đang được giao cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng quản lý và sử dụng. Chắc rằng với quyết tâm "chống tham nhũng và lãng phí" mà ông vẫn thường nhấn mạnh, tâm nguyện của gia đình cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng sẽ dễ có cơ sở thành sự thật....

Chủ nghĩa khỏa thân

Ở Thụy Sỹ, có một cô bồi bàn Việt kiều thích chủ nghĩa Naturism (Chủ nghĩa khỏa thân).

Một hôm, cô khoe mấy tấm ảnh khỏa thân của cô lên fây búc cho hội bạn bia rượu ở Việt Nam xem.



Một anh cầm cốc bia nhìn trân trân rồi rồi uống cạn, sau đó comment:

- Cô có cặp nhũ quá mẩy, ai cũng thích nắn bóp.

- Đồ tồi! Không được ăn nói kiểu đấy với tôi!

- Xin lỗi cô! Có lẽ vì bia nói.

Gã rót một cốc bia nữa, nhìn ảnh rồi lại trăm phần trăm. Sau đó comment:

- Cô có cặp mông tuy nhỏ nhưng tròn! Ai cũng thích vỗ chúng!

- Đồ khốn nạn! Còn nói thêm một lần nữa tôi sẽ bảo chồng tôi bay về Việt Nam nện cho một trận!

Gã rót thêm cốc bia nữa! nhìn bộ ảnh, dốc ngược cốc bia uống sạch rồi lại comment:

- Cô có cái "ấy" quá to! Giá nó được rót đầy bia, tôi sẽ uống sạch không bỏ sót giọt nào…

Cô bồi bàn ức quá chạy về mách chồng:

- Anh xem, có thằng giai Việt dám quấy rối tình dục em.

- Nó nói gì?

- Nó nói em ngực to và muốn bóp!

Anh chồng xắn tay áo: để anh mua vé máy bay về Việt Nam dạy cho nó một bài học. Nó còn nói gì nữa không?

- Nó nói mông em tròn và đòi vỗ mông em!

Anh chồng gào lên:

- Nó có nói thêm gì nữa không?

_ Nó nói cái "ấy" em to! Nó đòi đổ đầy bia vào đấy rồi uống hết !

Anh chồng thả lại tay áo xuống mặt buồn thỉu buồn thiu:
Cô bồi bàn ngạc nhiên.

- Anh không định dạy cho nó một bài học sao?!

- Không! Anh GATO với những thằng đàn ông uống được nhiều bia đến như thế, dễ phải cả bom bia chứ ít gì!

Không có ai xung quanh cả ...

Một Đại Đức (tỳ kheo) buồn bã với việc clip sex của mình với Phật tử bị lan truyền mạng nên quyết định tìm đến Quan Thế Âm Bồ Tát để hối lỗi:

- Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện. Thưa Bồ tát, con có tội.

Bồ tát tay cầm bình nước cam lồ, tay cầm cành dương liễu:

- Con cứ nói hết ra cho tâm thanh thản, ta sẽ vẩy nước cam lồ từ cành dương liễu cho tâm can con được mát mẻ.

- Thưa bồ tát, con có một nữ thí chủ Việt Kiều rất mến mộ, trong một lần đến nhà cô ấy cầu an, không có ai xung quanh, chỉ có mỗi hai chúng con trong nhà, con đã đè cô ấy ra "vét máng" và "chén" cô ấy.

- Con đã vi phạm giới luật về sắc dục của đạo Phật, nhưng dù sao cũng may là con đã nhận ra.

- Chưa hết ạ. Sau đấy, cô ấy giới thiệu con đến nhà bạn gái cô ấy để cúng cầu siêu cho chồng bạn gái cô ấy mới mất. Đến nơi, không có ai xung quanh, chỉ có mỗi con với bạn gái cô ấy trong nhà, con đã đè bạn gái cô ấy ra "vét máng" và "chén" bạn gái cô ấy.

- Ta không còn biết nói gì về con nữa…

- Dạ thực ra, hôm qua, con có qua than thở với nhà sư Thích Ai Phôn và Sư Thích Đàm Tiếu ở chùa Bồ Đề, nhân lúc Thích Ai Phôn ra ngoài buôn điên thoại. Không có ai xung quanh, chỉ có mỗi Thích Đàm Tiếu ở trong phòng, con đã đè bà ấy ra "vét máng" và "chén" bà ấy.



Đột nhiên Đại Đức không thấy Quan Thế Âm Bồ Tát đâu, bèn đi vòng quanh chính điện, thấy Bồ Tát đang ngồi nấp trong bệ thờ, cành dương liễu che kín.

- Sao Bồ Tát lại nấp ở đây vậy???

Bồ Tát hốt hoảng xua đuổi: 

- Đại Đức Thích Vét Máng đi đi, đột nhiên ta nhận ra không có ai xung quanh cả, chỉ có mỗi ta… 

P/S: ảnh chỉ mang tính minh họa giải pháp của giáo hội nên làm với những vị xuất gia quen... XUẤT "RA". 

Một "câu chuyện" mà chị em phụ nữ có thể nghĩ ra

Đa phần đàn ông ai cũng vô thức cư xử với phụ nữ theo nguyên tắc:

- Đối với phụ nữ 18 tuổi – Bạn kể cho nàng một câu chuyện để đưa nàng lên giường.

- Đối với phụ nữ 28 tuổi – Bạn không cần kể câu chuyện nào, chỉ việc đưa nàng lên giường.

- Đối với phụ nữ 38 tuổi – Nàng kể cho bạn một câu chuyện và đưa bạn lên giường.

- Đối với phụ nữ 48 tuổi – Bạn kể cho nàng một câu chuyện để tránh phải lên giường.

Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Còn thực tế, chị em phụ nữ dù ở lứa tuổi 28, 38, 48 hoặc thậm chí… 88, cũng đều luôn coi mình mới chỉ …18 tuổi: luôn muốn được nghe những câu chuyện và muốn được đưa lên giường, chứ không phải chủ đồng vần cánh đàn ông chúng mình lên giường.

Tiếc một nỗi, chỉ cần phụ nữ qua tuổi 18 vài tuổi, qua cái tuổi có thể đăng quang Tân Hoa Hậu trong lòng hoặc trên giường của cánh đàn ông… thì vô số đàn ông đã làm cho phụ nữ phải đưa lên giường vì ngàn lẻ một câu chuyện: Tối nay anh bận tiếp đối tác, tối nay anh đi hầu rượu sếp, tối nay đầy tháng con giai đầu thằng bạn thân… và chín trăm chín mươi tám câu chuyện tượng tự.



Cứ thế, chị em phụ nữ cứ việc ở nhà chờ đợi, đến khuya khoắt để vần cái đống thịt sặc sụa mùi rượu, mùi “gọi huệ”, mùi nước hoa lạ, mang tên “người đàn ông của mình” … lên giường. Thậm chí đôi khi lúc cởi hộ quần áo, vẫn còn nguyên cái bao cao su đã qua sử dụng lắt lẻo rủ xuống đũng quần sịp.

Phần nhiều chị em – “Bà mẹ Việt Nam anh hùng thời đổi mới”, thường tặc lưỡi cho qua, coi đấy là việc mình tràn ngập lòng bao dung với sự vất vả của chồng, chăm lo cuộc sống của cả gia đình… trong khi mọi thứ: gia đình, tình cảm dần dần trôi tuột, cho đến lúc chả ai sẽ kể cho ai những câu chuyện, và tất nhiên cũng chả lên giường.

Một bộ phận chị em không chịu được, thì phản ứng bằng cách kể những câu chuyện với những người đàn ông khác, lên những cái giường khác…mong tìm được sự chia sẻ. Nhưng rồi cũng như câu cửa miệng của họ: đàn ông chúng đều như nhau cả. Càng những người đàn ông tưởng chừng “Có chỗ đứng” thì lại dễ kèm theo tật “tiếp đối tác” đến mức không “cứng nổi chỗ đó”.

Dường như cái vòng luẩn quẩn của những câu chuyện về “tiếp đối tác”, “hầu rượu sếp” mãi không có hồi kết, nếu như một người phụ nữ không … kể một câu chuyện: 

Ngày nào cũng như ngày nào, quá nửa đêm, người đàn ông của cô ấy lại lảo đảo, say khướt ngã lăn vào nhà… chỉ kịp nói “vừa đi tiếp đối tác”, rồi vật ra ngủ.

Đến một lần,khi cởi đồ giúp chồng, cô nhìn thấy còn nguyên cái bao cao su đang lủng lẳng ở… đấy. Cô giật ra, nhét vào đít anh chồng rồi xách va li bỏ đi.

Chiều tối hôm sau, cô quay lại để lấy nốt đồ thì thấy nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, còn anh chồng đang lụi hụi nấu cơm tối. Lấy làm ngạc nhiên, cô hỏi: đến giờ “tiếp đối tác” rồi đấy, sao anh không đi đi.

Anh chồng e ấp, khe khẽ xoa mông: giờ anh không còn thằng đối tác nào nữa….

Có người phụ nữ nào sẽ "kể một câu chuyện" như vậy, để đưa người đàn ông của mình quay lại với chiếc giường của gia đình không nhỉ?

P/S: Ảnh chỉ mang tính minh họa một "câu chuyện" mà chị em phụ nữ có thể nghĩ ra... 

Thánh gióng trong ngành giao thông

Status này chỉ dành cho người đã từng phải học triết học Mark – Lenin căn bản.

Đúng là căn bản, ai cũng phải học: Phương thức sản xuất bao gồm Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất… và cũng thường đến đoạn này là đa phần chúng ta lăn ra ngủ. 

Cũng thường xuyên như vậy, trong khi cả xã hội cơ bản đang lăn ra ngủ thì Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thậm chí Phương thức sản xuất đang âm thầm thay đổi …như một cuộc làm tình thầm lặng có “trao đổi chất” để một thời gian sau … lượng đổi chất đổi.

Và UBER cũng vậy, nó như một cuộc làm tình giữa công nghệ thông tin với lực lượng lao động - công cụ lao động để một thời gian sau sẽ sinh ra những quan hệ sản xuất mới.


Tuy nhiên, để một cuộc làm tình không chỉ làm cho sướng, mà còn có kết quả của sự “trao đổi chất”, người ta phải “chén” đúng kỳ rụng trứng, sức khỏe tốt, trym đủ dài, tinh trùng khỏe… và quan trọng nhất là bỏ qua được cái bao cao su khốn nạn.
Lịch sử cũng đã chứng minh sự khó khăn để những cuộc làm tình “có trao đổi chất”, ra được kết quả nó nhọc nhằn, vất vả, phải vượt qua bao nhiêu máu và nước mắt như thế nào.

Thế kỷ 17 trở về trước, đường sá, bến cảng các đô thị lớn của Châu Âu và châu Mỹ ngập ngụa trong cứt ngựa dày hàng chục phân, con người về cơ bản là sống chung với cứt. Vì chỉ có sức ngựa và những cánh buồm để phần nào thay thế cơ bắp của con người trong các hoạt động giao thông vận tải.

- Năm 1707, Denis Papin – một trong những người phát minh ra động cơ hơi nước thử nghiệm chiếc tàu chạy hơi nước đầu tiên trên dòng sông Fulda của nước Phổ (nước Đức bây giờ) Chiếc tàu đã bị đám đông những chủ tàu bè sức người sức ngựa đập phá tan hoang vì sợ động cơ hơi nước sẽ cướp mất miếng cơm manh áo của người và ngựa.

Gần 100 năm vật lộn tranh đấu giữa những tư duy đổi mới với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất lạc hậu, những phương tiện sử dụng động cơ hơi nước mới được sử dụng phổ biến, tăng năng suất lao động cho con người, và làm sạch cứt ngựa ở trên toàn bộ các đô thị Châu Âu, Châu Mỹ.

- Năm 1913 Rudolf Diesel – nhà phát minh ra động cơ Diesel đã bị làm “biến mất” trên một con tàu chạy bằng động cơ hơi nước. Cũng chỉ vì những kẻ đang thu lợi từ những con tàu chạy bằng động cơ hơi nước sợ hãi phải cạnh tranh với công nghệ động cơ Diesel mới, mặc cho những cánh rừng ngày một bị chặt phá làm củi đốt cho động cơ hơi nước, xé rách lá phổi của hành tinh.

Cũng mất gần 50 năm kể từ ngày động cơ Diesel được phát minh, nó mới thay thế được động cơ hơi nước lạc hậu. 

Và hàng ngàn những công nghệ, những sáng tạo để nâng cao năng suất lao động của con người đã bị những kẻ đang hưởng lợi từ quan hệ sản xuất , phương thức sản xuất lạc hậu thâu tóm, bóp chết và tiêu diệt … chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm của chúng.

UBER cũng vậy, sự ra đời của một phương thức vận tải, tận dụng những tài nguyên về con người và tài sản chưa được khai thác triệt để, đang bị hàng loạt những hiệp hội, nghiệp đoàn taxi ở nhiều nước, không chỉ riêng Việt Nam la ó phản đối và tìm cách tiêu diệt với hàng loạt những cái cớ “chính đáng” như công ăn việc làm của tài xế taxi, các “quy định của pháp luật”…mà quên mất rằng: “quy định pháp luật” cũng là do con người viết ra, luôn có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội, và con người ta khi sinh ra không ai có khắc sẵn dòng chữ “tài xế taxi” trên trán cả.

Ở Việt Nam hiện nay, với một hiện trạng có gần 40 triệu chiếc ô tô và xe máy đang lưu hành, mà thường thì chúng ta đi xe máy hay ô tô cũng chỉ một mình. Nếu biết điều chỉnh về tính pháp lý cho những phương thức tận dụng tài nguyên đang lãng phí như UBER, đương nhiên những con đường chúng ta đi hàng ngày sẽ bớt tắc vì giảm lượng xe cộ lưu thông, lá phổi của chúng ta cũng như của hành tình sẽ bớt phải hít khói và bớt ung thư phổi đi từng ngày.

Nhiều lái xe taxi sẽ về quê lái công nông đầu ngang xây dựng nông thôn mới, xe ôm tự do đỡ bị khách hàng đâm dao, siết cổ cướp tài sản, hành khách cũng đỡ bị trộm cắp hay cưỡng hiếp trên taxi. 

Và quan trọng hơn cả, với những phương thức, quan hệ sản xuất mới trên tinh thần tận dụng những tài nguyên con người, tài sản đang lãng phí, người Việt Nam chúng ta sẽ dần vượt lên nỗi nhục là một đất nước mà năng lực làm việc đang ở top thấp nhất thế giới.

Phải chăng, người đứng đầu ngành Giao thông ở Việt Nam cũng đã nhìn ra những điều đấy và đang cố gắng để bắt kịp nhịp phát triển của nền văn minh.

Chỉ hi vọng rằng, những vật cản văn minh như một số hiệp hội taxi, công ty taxi, một bộ phận Thanh tra Giao thông vận tải và những quy định pháp lý chưa kịp cập nhật cùng những người đang hưởng lợi từ sự lạc hậu của phương thức sản xuất cũ, sẽ dần được điều chỉnh để bắt kịp với tư duy và công nghệ văn minh…không mất đến hàng chục, hàng trăm năm như những thế kỷ trước. 

Hi vọng, những vật cản đó chỉ là những vật cản nhỏ như chu kỳ kinh nguyệt hay cái bao cao su đang ngăn chặn quá trình làm tình và thụ tinh để hoài thai ra một Thánh gióng trong ngành giao thông của chúng ta. 

Tâm sự của phụ nữ

Bà mẹ sinh năm 69 với con gái sinh năm 96 tâm sự với nhau.

— Theo con, người phụ nữ lý tưởng là như thế nào?

— Mẫu phụ nữ lý tưởng là có chồng và người tình.

— Hồi mẹ bằng tuổi con, người ta bảo đó là phụ nữ chơi bời.

— À, bây giờ bọn bạn con coi người phụ nữ chơi bời là phải có chồng và nhiều người tình.

— Hồi mẹ bằng tuổi con, người ta coi người phụ nữ đã có chồng mà vẫn có nhiều người tình là loại phụ nữ bỏ đi.

— Phụ nữ tuổi bọn con lại quan niệm: người phụ nữ bỏ đi là người phụ nữ không ông chồng nào thèm lấy và cũng không có nổi người tình.

— Hồi mẹ bằng tuổi con, người phụ nữ đó bị gọi là người phụ nữ cô đơn.

— Bây giờ, đối với bọn con người phụ nữ cô đơn là người phụ nữ chỉ có mỗi chồng.



Cuối cùng, hai mẹ con đều tìm thấy một điểm chung, phụ nữ cô đơn hay có nhiều đàn ông, tất cả đều do… chồng của họ.

Tại sao chúng em lại phải thực tập ở đó

Nhân dịp Tòa nhà Quốc hội đi vào hoạt động, các trường đại học cử sinh viên sắp tốt nghiệp đến thực tập 1 tháng.

Sinh viên rất ngạc nhiên: Tại sao chúng em lại phải thực tập ở đó.



Sau kỳ thực tập này, khi ra trường các bạn sẽ làm quen với những mặt trái của xã hội, những sự dối trá, trộm cắp, tệ nạn, mại dâm… nhanh hơn rất nhiều với việc chỉ học ở trường Đại học.

Nhật ký tiếp xúc cử tri

Chuyện có thật 100% giữa lòng thủ đô ngàn năm hào hoa phong nhã văn hiến VL. (vừa “bóc băng”)

Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Hội Đồng phát biểu khai mạc, đề nghị các cử tri nêu những vấn đề hiện các cử tri đang quan tâm, làm căn cứ để báo cáo lên các cấp hoặc chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Mỗi cử tri có 5-7 phút để phát biểu, tập trung vào mục tiêu, không diễn giải dài dòng để dành thời gian cho cử tri khác… (vỗ tay đê các anh êiiii).


Ghé tai chú thanh niên tình nguyện, mài cầm cái mic, cụ nào phát biểu thì đưa nhá.

Các Cử tri nhấp nhổm chờ đến lượt được phát biểu.

Tôi là Trần thị Cử Tri: Ở cạnh khu dân cư của tôi có một cái chùa P.K. Tình hình là khu vệ sinh của chùa rất hôi thối và bay mùi sang khu chúng tôi.

(thầm nghĩ: đm, chẳng nhẽ sang bảo sư vãi trong chùa đừng đái ỉa cho khu nhà bà nó thơm)

Chúng tôi đã phản ánh với sư trụ trì nhưng vì sư chưa được tuổi nên chưa xây nhà vệ sinh được.
(thầm nghĩ: chùa đấy có tiếng là toàn các lãnh đạo to tướng gửi bài vị, công đức thì nhiều thôi cmn rồi, chùa xây to thế cơ mà, sư béo mầm, lý thuyết là toàn ăn rau cỏ. Cứt trâu bò không thối cho lắm, sao cứt đái của chùa lại bị dân kêu thối thế nhỉ?Chẳng nhẽ….) 

Ngoài ra, chó của chùa rất mất trật tự, đêm hôm vẫn sủa làm khu dân cư chúng tôi không ngủ được, đề nghị chính quyền góp ý.

(thầm nghĩ: đm, chính quyền đ… nào đi góp ý với …chó, là mày đừng sủa nữa à. Ối thằng người còn sủa to hơn cả chó, chả ai góp ý nổi nữa là. Bà giỏi thì cho “đậu phụ nhà” sang cắn “đậu phụ chùa” đi, góp ý cccc.)

Vầng, chất lượng cử tri, tức là người đi bầu mà như thế, thì bà con đừng hỏi tại sao lại có những ông nghị (người được bầu) kiểu như nghị Phước nhé. Chắc rằng ngoài đề xuất khám thần kinh với những đại biểu ứng cử, có lẽ cũng cần phải khám thần kinh của cả những người tham gia bầu cử... vì chả có gì chắc chắn được họ sẽ bầu ra thêm bao nhiêu nghị Phước nữa.

Duy chỉ có một điểm có thể chắc chắn, từ năm tới trở đi, ai mà nghe người ta nói với mình "Nhà anh/chị/cô/chú thật là có... Phước". Thì chắc chắn đấy là một câu chửi :)) 

CÀ PHÊ CHÉM GIÓ

Thủa xa xưa, đời người chung quy chỉ biết đến “tứ khoái”. Cho đến khi người Pháp vào xâm lược Việt Nam, họ cũng có công đem đến một thứ KHOÁI nữa đó là… CÀ PHÊ CHÉM GIÓ.

Ai cũng thuộc câu thơ của cụ Tú Xương:
Một trà, một rượu, một đàn bà, 
Ba thứ lăng nhăng nó quấy ta. 
Chừa được thứ nào hay thứ ấy, 
Có chăng chừa rượu với chừa trà ! 


Tuy nhiên, chắc hồi đó cụ chưa biết đến Cà phê, chứ nếu không, chắc câu thơ của cụ sẽ là:

Một trà, một rượu, một đàn bà,
Lại thêm món Cà nó quẩy ta.
Chừa được thứ nào hay thứ nấy.
Có chăng chừa được rượu với trà!

Cà phê là chất xúc tác để đàn ông đem lại hạnh phúc cho đàn ông, và đương nhiên…đem lại hạnh phúc cho cả đàn bà bên ly café thơm ngát và những giai điệu âm nhạc vương vấn chung quanh. Thế cho nên …trà chanh vỉa hè, nước mía siêu sạch… rồi sẽ qua đi, chỉ còn café và đàn ông với đàn bà là còn luôn đọng lại.

Cái sự thưởng café, dĩ nhiên, cũng như tình yêu tiến hóa theo từng giai đoạn. Từ thời dông dài ê a ngắm từng giọt café tí tách của “cái nồi ngồi trên cái cốc”, thời tham vàng bỏ ngãi – café thì ít bột ngô, gạo rang thì nhiều, nhồi nhét tất cả vào cái tất để đun ra những giọt nước đen đen, đăng đắng hao hao giống café. Cho đến thời nay, điều kiện đủ đầy, café pha máy, take away theo kiểu “yêu thì nói mẹ là yêu, không giả dép bố về”. Nhưng cũng y như tình yêu, có thể biến hình biến dạng qua thời gian, nhưng café cũng vẫn luôn là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Chỉ có một cái khác khác nho nhỏ, yêu và “làm việc yêu”, chúng ta chỉ có hữu hạn thời gian, hữu hạn “tinh chất tình yêu” có thể phát tiết được ra ngoài (nghe đâu khoảng không đầy 20 lít cho cả đời người đàn ông) là mệt mỏi và kiệt quệ. Còn thú thưởng thức café và lượng “tinh chất café” chúng ta thưởng thức trong đời là vô hạn, và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hưởng trà, hưởng rượu, hưởng …người, hay hưởng café, có lẽ duy nhất hưởng café là có thể mọi nơi mọi lúc. Đôi khi chỉ một cái bàn thấp tè với mấy chiếc ghế lùn tịt ở vỉa hè. Gọi là bàn cho oai thôi, thật sự chỉ là cái thùng gỗ vốn cũ kỹ đến độ không ai còn biết nó mầu gì. Một ly cà phê với dăm điếu thuốc lá mà lại có thêm vài đứa bạn, kể như cuộc đời đã lên hương. “Cực khoái” là đây vậy.

Uống cà phê cũng gần như uống rượu bia ở chỗ “rượu ngon phải có bạn hiền”. Tuy nhiên, rượu bia còn đòi hỏi món nhắm ngon, còn cà phê, có lẽ cần có bạn hiền, cà phê ngon và chỗ ngồi là đủ.

Chọn “bạn cà phê” phải chăng tương đối khó hơn so với “bạn bia rượu”. Dĩ nhiên cả “hai bạn” phải tâm đầu ý hợp với mình, nhưng “bạn cà phê” không thể là sự ồn ào, ăn sóng nói gió. Trong khi “bạn bia rượu” càng cười to nói lớn, càng “zô zô” càng vui, nhưng “bạn cà phê” trái lại, chỉ cần nhiều “bầu” tâm sự để thủ thỉ. Buồn, vui, trúng quả, thất tình, say văn thơ, chém status… đều là những “chất liệu” quí báu và thích hợp với những ly cà phê thơm ngào ngạt.

Quán cà phê lý tưởng không thể ồn ào, không thể có đèn laser chớp nháy, “nồng nàn” các loại mùi thức ăn hỗn độn, nhạc mở đinh tai nhức óc. “Bạn cà phê” muốn tâm sự với nhau, cứ phải nhổm người lên, dí mặt sát nhau rồi thi nhau hét. Cảnh tượng giống mấy thằng điếc đang… nói chuyện.

Dân uống cà phê “thứ thiệt” thích vào một cái quán có ánh đèn dịu nhẹ, âm nhạc êm dịu, không khí ấm áp. Nếu quán lại có một mấy em gái phục vụ duyên dáng và dịu dàng nữa thì, thú thật, có lấy chổi quét khách đi, khách ghiền vẫn lại… lù lù tới. Đúng y như chính status này vừa được typing ở một nơi như vậy, trong lúc những cơn gió lạnh đầu đông đang về, quyện chút rùng mình bên tách café ngạt ngào và thi vị.

Mình vào trong cho nó ... DÂM

Nhân ngày Halloween, vì mọi người đều đeo thêm một cái mặt nạ, không sợ bị lộ danh tính, nên Công đoàn các công sở toàn quốc tổ chức một cuộc điều tra về hành vi tình dục của cả hai giới nam, nữ công sở.


Một trong những câu hỏi với nữ công sở là “Trước khi có sex, phụ nữ công sở làm gì?” Kết quả điều tra cho thấy, trước khi có sex:

– 5% trang điểm, mặc một đồ lót thật khêu gợi để “khiêu khích” chồng

– 20% tụt quần, nằm ườn và ra điều kiện với chồng: “Nhanh lên không con nó dậy!”

– 75% trong trang phục công sở xộc xệch nhắn tin cho chồng: “Anh đi công tác mạnh khoẻ, ở nhà mọi thứ đều ổn, nhớ anh nhiều!”

Một trong những câu hỏi với nam công sở là “Sau khi có sex, đàn ông công sở làm gì?”. Kết quả điều tra cho thấy, sau khi có sex:

– 5% đàn ông hút thuốc

– 20% lăn ra ngủ

– 75% mặc quần áo và đi về nhà.

P/S: Ảnh 2 nhân vật trong khách sạn chỉ mang tính minh họa...

TAO VỪA MỚI NGỦ VỚI EM NÓ

Đêm tân hôn, chú rể lần đầu làm cái việc “nhỏ mà không học lớn mò cũng ra” với cô dâu nhưng chưa có kinh nghiệm nên đành gọi thằng phù rể đứng cầm đèn pin để soi. Loay hoay một lúc vẫn không nhét được “thằng nhỏ” vào hang của cô dâu , chú rể bắt đầu bực, bèn quát thằng phù rể:

— Rọi đèn ra đằng trước đi mày

Loay hoay thêm lúc nữa vẫn không vào được. Ông chủ lại quát thằng hầu:

— Rọi đèn bên phải đi mày.

Loay hoay thêm chốc nữa, lại quát

— Rọi đèn bên trái đi mày.

Chẳng kết quả gì, bực quá, chú rể bảo:

— Thôi đưa đèn đây tao soi cho, mày làm thử tao xem.

Phù rể vào ...làm đánh sụt một cái, chú rể đắc thắng mắng:

— Thấy chưa cái đồ kém cỏi, có soi mỗi cái đèn mà cũng không xong.

Cũng y như vậy, khi có điều kiện khám phá một “tòa thiên nhiên”…ví dụ như hang Sơn Đoòng, bạn muốn tự mình khám phá hay muốn “Một thằng phù rể” với mớ cáp treo khám phá hộ bạn. Bạn chỉ mỗi việc cầm đèn pin săm soi, trầm trồ và vỗ tay, để dành cái cảm giác “cực khoái” cho thằng khác hưởng?

Hay nói một cách khác. Khi bạn yêu một cô gái, bạn sẵn lòng tặng cho cô gái đó cả cuộc đời bạn, sẵn sàng vất vả tìm lá diêu bông tặng nàng…kèm theo một chiếc nhẫn đính hôn gắn kim cương. Để đến ngày run rẩy, hồi hộp khám phá từng nhịp thở nóng hổi từ đôi gò bồng đảo căng tròn, vén khóm cỏ mật thơm ngát giữa cặp đùi mát rượi để nhấm nháp từng giọt yêu đương từ khe suối bồng lai…CHỈ CỦA RIÊNG MÌNH BẠN.

Đó là những thứ không gì đánh đổi được mà cả đời bạn sẽ mãi khắc ghi.

Đương nhiên, không bao giờ có thể so sánh với cảm giác bạn bỏ 500 nghìn đồng để gọi một em cave “giải quyết nhu cầu”. Cho dù “em nó” có điệu nghệ thổi khúc dân ca réo rắt bằng "cây sáo" của bạn, "bắt giun kim" cho bạn bằng cơ thể điện nước đầy đủ, full service. Bạn cũng sẽ quên luôn em ấy sau khi lột bao cao su, nhổ bãi nước bọt (vừa ngậm cặp vú hoặc hôn đôi môi mà cả nghìn thằng khác cùng ngậm) trả tiền và kéo quần lên y như hàng nghìn khách hàng khác của em cave ấy.

500 nghìn đồng. Đó cũng là số tiền xé vé đồng hạng để bạn cùng hàng nghìn khách hàng khác kê mông lên những tuyến cáp treo Bà Nà, Hạ Long hay sắp tới có thể là cả… Sơn Đoòng.



Tất nhiên, mình không so sánh tập đoàn SUN GROUP như một Má Mì chăn cave, khi cố vơ vét những tòa thiên nhiên như núi Bà Nà, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng về để tổ chức xé vé đồng hạng cho khách chơi ai cũng được vần vò. Biến hương sắc vô giá mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên, đất nước, con người thành một thứ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm, 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.

Nhưng dù sao, dày vò và hạ thấp giá trị của những “tòa thiên nhiên” theo cái cách mà SUN GROUP đang làm, có lẽ cũng không khác gì cách một số ông bầu showbiz biến hoa hậu, người mẫu trở thành cave… điện nước đầy đủ, full service, lại có cái cho bạn khoe: TAO VỪA MỚI NGỦ VỚI EM NÓ.

Cái chết của HAIVL

Cuối tháng 10/2014, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc lại mò sang Việt Nam hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Bên lề buổi hội đàm, phóng (tinh) viên ĐẠI DU nói chuyện thân mật với Dương Khiết Trì:

- Nước China chúng mày toàn giở trò ngoại giao nòng súng với cả xùy cho lũ tướng lĩnh diều hâu ra chửi bới. Thế thì Bộ Quốc Phòng đã là quá đủ. Làm đxx gì có Ngoại giao mà bày đặt ra cái Bộ Ngoại Giao... HÀI VÃI LỜ ra ấy.

Dương Khiết Trì trầm ngâm. Thực ra cũng như Việt Nam chúng mày thôi. Cũng làm đxx gì mà phải bày đặt ra cái Bộ Văn Hóa... HÀI VÃI LỜ ra ấy.

Thế quái nào, hình như cuộc nói chuyện thân mật đấy bị một ai đó ở Bộ Văn Hóa nghe được. Để rút kinh nghiệm sâu sắc và sửa sai, Bộ Văn Hóa ra văn bản quyết định xóa sổ…HÀI VÃI LỜ.



P/s:

infographic minh họa cái chết của HAIVL trước...Bộ Văn Hóa.

Vì một thế giới không xu chiêng

Ranh con đi học về không hiểu từ “Nền Kinh Tế” là gì nên về hỏi bố.

Ông bố suy nghĩ một hồi rồi giảng giải:

Đơn giản thế này nhé.

Bố quyết mọi việc trong nhà nên bố là Chính Phủ

Mẹ con quản lý tiền nong lo mọi việc chợ búa mua sắm chăm lo gia đình nên mẹ là giới Doanh nhân.

Ông nội của con hay đi loanh quanh nhắc nhở chỉ đạo mọi thứ nên ông là Đảng

Bác giúp việc là Nhân dân lao động.

Tất cả mọi người đều làm việc để lo cho con được ấm no, tự do, hạnh phúc, vì con là Tương Lai của đất nước.

Đấy là Nền Kinh Tế theo định hướng của… chúng ta.

Ranh con gãi đầu có vẻ chưa hiểu lắm nên xin phép đi ngủ để chiêm nghiệm thêm.

Nửa đêm, ranh con ị đùn, lồm cồm bò sang phòng bố mẹ thấy bố mẹ đang miệt mài “xếp hình” hò hét inh ỏi không nghe thấy nó gọi. Mò sang phòng bác giúp việc thì thấy bác giúp việc đang úp headphone vào tai xem phim Hàn Quốc , gọi cũng không thưa. Lên phòng ông nội thì ông điếc, mắt lại kèm nhèm nên cũng chả biết cháu gọi, nên đành tụt quần, tự rửa sơ sài rồi cởi truồng đi ngủ.

Sáng hôm sau, trước khi đi học, bố truy bài ranh con xem đã nhớ bài học hôm qua bố dạy chưa?

Ranh con: dạ con hiểu rồi.



Nền Kinh Tế là Chính phủ đè bẹp và bóp vú giới Doanh nhân đang trần truồng rên siết trong khi Đảng đã vừa mù vừa điếc lại ngủ say không biết gì. Nhân dân lao động thì lười nhác chỉ biết hưởng thụ, nên Tương lai của đất nước thì ngập ngụa trong cứt.

P/S:
Chúc mừng Ngày 13/10 là ngày Doanh nhân kiêm ngày Vì một thế giới không xu chiêng (phòng chống ung thư Vú)

Nghe hơi bị…SANG

Cô Tếch Xì Tin thấm hút gấp 3 lần…Cứ trong 7 bữa cơm tối trong tuần thì có đến 4-5 lần chúng ta bất đắc dĩ có thêm món CÔ Tếch miễn phí từ chương trình quảng cáo TV.

Vâng, chẳng nhẽ lượng hành kinh của chị em nay đã gấp ba lần so với trước khi có Cô Tếch Xì Tin, hoặc một tháng hành kinh 3 lần? Nếu thấy sai, xin chị em bấm lai cho một cái.

Một sự thật không thể chối cãi là chị em ai cũng có… hành kinh, từ Ngọc Trinh cho đến Thích Đàm Lan đi nữa (xét từ loại đàn ông ai cũng muốn “chén” cho đến loại không ai thèm “chén”). Nói nôm na, nó là những chất thải trong cơ thể mà ai cũng có, cần được đào thải ra ngoài, cho dù dùng siêu mỏng cánh thời hiện đại hay tro bếp, vải màn kiểu truyền thống ngày xưa.



Kenny Sang cũng vậy, thực chất chị em ta ai cũng có không nhiều thì ít …Kenny Sang trong người, một thứ chất thải cần phải thấm hút thật sạch, giữ vệ sinh cho cơ thể…không để giây ra áo quần hay môi trường xung quanh.

Chất thải có tên khoa học là Kenny Sang…(loại thực sự cần thấm hút gấp 3 lần), thực ra tên thật không phải Nguyễn Thanh Sang, mà là…BỆNH SỸ.

- Hồi còn trẻ, một tiếng mình “xếp hình” được 2 cái, nay già yếu rồi, một cái mình “xếp hình” mất…hai tiếng. Thế nhưng mình cứ lu loa là có năng lực “xúc than” cả đêm… đấy là một biểu hiện rất …Kenny Sang.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều hành hệ thống Ngân hàng sau vài năm “tích lũy” được số nợ xấu của hệ thống lên đến 500.000 tỷ đồng nhưng lại từng tuyên bố xứng đáng đạt nửa giải Nobel Kinh tế… đấy là một biểu hiện rất …Kenny Sang.

- Thích Thanh Cường không lo TU PHẢI ĐẠO, chỉ chực lên facebook khoe Iphone, Vertu, siêu xe, cặp kè giai trẻ… đấy là một biểu hiện rất…Kenny Sang.

Thậm chí, ngay cả việc chúng mình lạm dụng quá đà photoshop trước khi bốt hình lên facebook cũng là một biểu hiện hơi…Kenny Sang.

Chỉ hiềm một nỗi, hành kinh của chị em đến hẹn lại… xuống, chỉ mỗi việc lựa chọn siêu mỏng cánh, vải xô hay các sản phẩm có cùng khả năng thấm hút rồi bỏ đi. Còn Kenny Sang (hay BỆNH SỸ ) nó không có kỳ để tự ra, nên cách …rặn, vệ sinh cơ thể sẽ đành phải tùy theo khả năng của mỗi chúng ta thôi vậy.

P/S:
- Có một định nghĩa "Một nửa đàn ông là đàn bà", thế nên một số chất thải tưởng chừng chỉ có ở đàn bà, có khi đàn ông lại có... nhiều gấp đôi.
- Khi chị em chúng mình cần cảnh báo đối tác đang muốn…LAI, đúng ngày ĐÈN ĐỎ, không cần khó khăn giải thích, chỉ cần ghé tai nói thầm: “EM ĐANG … KENNY SANG”. Nghe hơi bị…SANG.

"Cho NÓ máu"

- Chị em khi mặc váy ngắn, khi thấy giai nghệt mặt ra ngắm thường hay … à ờ… mặc váy cho “NÓ” mát.

“NÓ” có thể là cái … ở trong váy đang cần mát, có thể là một cái gì mà chính chị em cũng chả nghĩ ra.

- Anh em khi rủ nhau đi uống beer, cũng thường nói: đi uống beer… cho “NÓ” mát.

“NÓ” của anh em, chắc chắn không giống cái “NÓ” của chị em. Đương nhiên.

- Khi giai rủ gái đi …đâu đấy, “chúng” sẽ dùng cụm từ chốt: đi nhà nghỉ…cho “NÓ” vui.

“NÓ”… là cái “của giai” hay cái “của gái”, đang muốn vui?

- Bộ trưởng bộ Giáo dục thì đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thi cử, giảm số lượng sinh viên… cho “NÓ” phù hợp.

“NÓ” là cái “của bộ trưởng”… đang chưa phù hợp? Nhỏ quá, Ngắn quá, hay méo mó quá???

- Phạm Ngọc Cường (hay còn tạm gọi là sư Thích Thanh Cường) thì thích xài điện thoại Vertu 600 triệu đồng… cho “NÓ” xứng tầm.

“NÓ” là cái “của sư” đang chưa xứng tầm? Mềm quá? Hay “Cường” quá…???

Và hàng loạt các …”cho NÓ lành”, ”cho NÓ thích”, “cho NÓ sướng”, “cho NÓ phê”, “cho NÓ sảng khoái”…



Có vẻ như chả bao giờ chúng ta chịu làm điều gì đấy cho MÌNH cả, luôn luôn làm cho NÓ, làm vì NÓ.

Phải chăng, tác giả người Ý Edmondo De Amicis viết ra tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” (Cuore) là từ những rung động được trải nghiệm ở xã hội Việt Nam, ai ai cũng chối bỏ bản thân để làm vì... NÓ. Thậm chí, nghe đâu bố cháu rủ rê cả Alexandre Dumas sang Việt Nam trải nghiệm cùng, để sáng tác ra tiêu chí “Mình vì mọi người…” nổi tiếng trong chuyện Ba người lính ngự lâm???

Chính vì vậy,tại sao lại có những kẻ dám nói “một bộ phận không nhỏ cán bộ - Đảng viên suy thoái đạo đức, sa vào chủ nghĩa cá nhân…”, hay “Giới trẻ Việt ngày càng sống ích kỷ và vô cảm”… Họ dám lên án chúng ta, trong khi chúng ta luôn không làm vì bản thân, chỉ làm cho “NÓ” … cơ mà?

Vậy, hỡi các anh chị em, các anh chị em cho xin một cái định nghĩa NÓ là CLGT mỗi khi tặc lưỡi nói “cho NÓ mát”, “cho NÓ…phù hợp”, “cho NÓ xứng tầm”, “cho NÓ…vui”..v.v…

Để những kẻ dám lên án chúng ta cá nhân, ích kỷ, vô cảm phải ngậm cái loa của NÓ lại.

Định nghĩa đầu tiên của mình, khi chị em mặc váy cho NÓ mát, chắc chắn NÓ là cái... ĐẤY. 

Còn NÓ của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, NÓ của Thích Thanh Cường, NÓ của chính anh chị em ta… Xin cái định nghĩa, "cho NÓ máu".

SAO ANH “RA” SỚM???

Thực ra, những dịch bệnh nguy hiểm trên thế giới có một số không nhỏ xuất phát từ …phòng ngủ của người Việt Nam.

- Bệnh EBOLA là căn bệnh có nguồn gốc từ sự khổ sở của đàn ông bị đàn bà dỗi hờn, bắt “cấm vận” không cho “chén”.

EBOLA là viết tắt của…Em “Bị”, Không “Làm” Ạ!

- Bệnh SARS có nguồn gốc xa xưa hơn, bất cứ người đàn ông nào gặp phải đều… tê tái và đau đớn.
Đơn giản vì bệnh SARS viết tắt của… SAO ANH “RA” SỚM???

P/S: Tóm tắt bài giảng y học thường thức cho một con em dại…

Có một em hotgirl cave

Có một em hotgirl cave (Để tạm thời phân biệt với hotgirl bánh tráng trộn, hotgirl bán báo,hotgirl bà Tưng…và một lô lốc những thứ hotgirl khác), nick facebook là Lý Băng Di vừa post một số status về việc em đã bị AIDS.

Một loạt những cái tên được “em nó” nhắn nhủ khuyên đi xét nghiệm để đỡ làm khổ vợ, con. Anh Hoàng, anh Minh, anh Quân, anh Tuấn, anh Lâm, anh Dũng, anh Hùng, anh Hải, anh Vinh, anh Viet, anh Nghia, anh Hiếu, anh Tu, anh Trung, anh Duy, anh Quốc, anh Quang…và một số anh khác. (tên các "anh" bị nhảy số ngẫu nhiên vào status  )

Câu chuyện của em hotgirl cave có thể thật, có thể không. Các anh được em nêu tên có thể dính AIDS, có thể có, có thể không, nhưng chắc chắn kiểu gì “các anh ý” cũng hốt hoảng đi xét nghiệm vì đều biết HIV là căn bệnh dễ lây và vô phương cứu chữa theo đường…”quan hệ”.



Dù sao, xét trên góc độ con người, em hotgirl cave cũng vẫn là một người tử tế, biết mình có bệnh và cảnh báo khả năng lây nhiễm cho cộng đồng "xếp hình" quanh em.

Tuy nhiên, có một loại bệnh cũng vô cùng dễ lây và vô phương cứu chữa theo đường …”quan hệ”, thậm chí “quan hệ” không cần phải “xếp hình” mà có xét nghiệm cũng chưa chắc đã phát hiện ra.

Kẻ bị bệnh luôn cố gắng giữ bệnh ấy cho riêng mình, nhưng lại luôn vô thức truyền cho những người mà mình quan hệ. Cho dù ở giai cấp ngộ chữ cho đến giai cấp cần lao bần nông thiếu vải đều có thể bị lây nhiễm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh muôn hình vạn trạng nhưng cũng có một điểm chung…đó là thích bằng mọi giá để nổi tiếng, kể cả… lâm sàng (LÊN GIƯỜNG).

Từ những San Hô – Ôsin Huy Đức, Trần Đĩnh khoe chữ khoe văn, cho đến các hotgirl khoe vú khoe mông, từ những Long Nhật giả điếm mua danh cho đến mấy anh công nhân xuất khẩu lao động sau nhiều năm đến giờ khoe namecard Bí thư Đảng ủy….và hàng triệu ca khác nữa, đều chung một bệnh. 

Tạm gọi là bệnh SỐNG ẢO.

HIV – AIDS hay SIDA… tùy cách gọi, dù sao vẫn còn bao cao su để ngăn chặn. Bệnh SỐNG ẢO đến giờ có lẽ càng ngày càng lây lan mà không loại bao cao su nào chặn được.

Tiếc rằng, những con bệnh SỐNG ẢO có lẽ ý thức, tình người, trách nhiệm với cộng đồng… có lẽ còn không bằng nổi em gái hotgirl cave Lý Băng Di. 

Nên chăng có một khẩu hiệu: Sống, “ấm chén”, lao động và …phập phập theo gương LÝ BĂNG DI “vũ đại” ( Vãi Đụ) , dành cho đám con bệnh SỐNG ẢO – er?

P/S:

Điếu văn dành cho em LÝ BĂNG DI và đám... SỐNG ẢO:

Thu đi để lại lá vàng 

Em đi để lại cả làng SI DA ..

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Giải mật tâm thư gửi tác giả quyển Đèn Cù

Giải mật tâm thư gửi tác giả quyển Đèn Cù – Trần Đĩnh. 

(giá hơn 500.000 VND trên Amazon – có 3 người đặt mua)

Có một nguồn tin rất đáng tin cậy, là ô sin bên thua cuộc… cách đây khá lâu có ghé tai kể: 

Trong một căn biệt thư sang trọng ở số X đường Y, tổng bí thư lên giường, dục vợ đi ngủ. Bà vợ xúng xính trong bộ đồ ngủ ngồi trước bàn trang điểm đang mải mê tỉa lông mày, bống quay lại hỏi chồng:

- Anh yêu, mấy chục năm trước, khi anh còn là một cậu nhà quê, không bằng cấp, cũng chẳng có một tý tri thức gì, lúc đó có bao giờ anh mơ ước rằng, một ngày nào đó anh sẽ được làm tình với phu nhân tổng bí thư không?
….




Vâng, tóm lược 599 trang của quyển Đèn Cù, đơn giản chỉ là những câu chuyện như vậy, được thay tên, tuổi, địa chỉ của các nhân vật, y như cách người thợ thủ công xưa buồn tẻ dán từng những miếng ghép đơn điệu bằng giấy lên trục xoay của chiếc đèn cù.

Hay như một cậu bạn hỏi: anh đã đọc hết quyển Đèn Cù, anh nhận xét thế nào về tác giả Trần Đĩnh – giới hạn trong 10 chữ. Câu trả lời sẽ là: Bóng dáng máng lợn trong “Ông lão và con cá vàng”.

Một ông lão ngư phủ có công bắt được con cá, được cá trả ơn vì đã thả cá ra, nhưng không thỏa mãn với mọi thứ mình có được, cuối cùng lại… cô đơn chiếc bóng bên cái máng lợn ngày nào.

Một người thợ viết bậc cao, thậm chí cứ cho là ở mức cao nhất, chuyên viết theo đơn đặt hàng với thù lao hậu hĩnh (thậm chí có những thù lao tính bằng vài căn nhà mặt tiền phố Huế - Hà Nội - theo Đèn Cù), nhưng luôn muốn áp đặt suy nghĩ, ý chí, và “lẽ phải” theo cách của mình lên tư duy của nhân vật được đặt hàng viết. Chỉ mỗi điều, những “nhân vật” đó ở ngành nghề khác – “nghề làm quan”, thì “tai nạn nghề nghiệp” âu cũng là điều khó tránh khỏi.

Gần 600 trang giấy kín chữ được diễn đạt, hành văn đúng như tiêu đề ĐÈN CÙ, thể hiện sự loanh quanh luẩn quẩn trong tư duy người viết – TÀI (văn), BẤT ĐẮC CHÍ (chính trị). Về hình ảnh không khác gì chú cá Giác hút sống cộng sinh, cả đời quẩn quanh cá voi, “xỉa răng” và dọn ký sinh trùng trong răng cá Voi, bơi cùng cá voi, sống cùng cá voi và… tưởng mình là cá voi. Đến khi có dông bão, cá voi tiếp tục sống với những chú cá Giác hút khác, một số chú cá Giác hút bị đánh dạt lên bờ.. ngáp ngáp.

Trân trọng “thiên tước” – tuổi thọ của người viết đã 84 tuổi, để có thể dành 2 ngày liên tục đọc hết (bản pdf miễn phí) gần 600 trang tập sách Đèn Cù, cái đọng lại của độc giả có lẽ không phải những lời tán dương của những chú cá Giác hút khác như Ngô Nhân Dụng, như San Hô (Osin Huy Đức) sống bằng thức ăn thừa trong răng cá nhà táng , cá mập, cá voi…mà là thoáng chút thương cảm cho một người già cả, nhưng không vượt qua nổi cái bóng của mình. Y như chi tiết mà người viết có nêu về chuyện cái bóng của Zarathoustra:

“Cặp nhân vật này cứ đêm đến lại thì thầm lên sổ thu chi được mất với nhau. Chủ nhân mất nhiều, rất nhiều, tóm lại toàn bộ bản ngã hắn… Nhưng bù lại cái bóng của hắn lại thu về rất nhiều. Địa vị, quyền lợi, tên tuổi. Tóm lại vớ bẫm. Và rồi cái bóng cứ thế lớn ra, trùm lên chủ nhân, hóa thành hào quang lý tưởng dắt dẫn chủ nhân và chủ nhân chỉ còn là cái bóng”.

Nguyên thủy gốc tích của cái ĐÈN CÙ thực ra hết sức nhân văn: thân trụ ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chao đèn quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Chao đèn quay, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chao đèn quay luôn nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy màu tươi sáng biểu hiện cá tính của con người". 

Nói theo vật lý, sự chênh lệnh nhiệt độ không khí gây nên chênh lệch áp suất giữa vùng không khí bên trong và bên ngoài chao đèn, tạo ra luồng gió khiến chao đèn quay.

Phải chăng, với lực quán tính ly tâm sinh ra khi quay, Đèn Cù đã làm văng ra một số cái bóng…như tác giả, lay lắt và nhòa đi trong ánh sáng mặt trời đang dần mọc lên, chiếu rọi sau đêm Trung Thu vừa trôi qua?

P/S:

Ảnh minh họa chỉ mang tính... minh họa một cách nhìn 

Các từ khóa "giải mật", "tin cậy"...chỉ mang tính câu like :)))